“Thay vì dành 10 giờ làm việc kiếm tiền mỗi ngày,
ta chỉ làm 8 giờ, còn 2 giờ để đầu tư làm bạn với con!” Như thế mới hi
vọng mai này không bị lỗ trắng tay!
Hơn một
tháng trước, một tờ nhật báo đăng ảnh 2 cậu con trai bò trên đường phố
thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Ông bố bắt con bò từ tiệm game về nhà để
trừng phạt tội nghiện game online. Vợ chồng ông vất vả ngoài rẫy cả
ngày, chỉ để kiếm tiền cho con đi học thêm hè và đầu tư toàn bộ thời
gian cho 2 cậu trai trẻ được ở nhà, học bài, vậy mà nó lại mê game hơn
là mê học…
Tại sao chỉ là tiền?
TIỀN
- Hàng triệu ông bố khắp Việt Nam cũng đang nghĩ rằng sẽ kiếm tiền cho
con. Tập trung toàn bộ sức lực để cho gia đình và con cái, một cuộc
sống khấm khá hơn hôm qua, hôm kia, chục năm trước. Đi sáng, về khuya,
nai lưng cật lực ngoài ruộng rẫy hoặc lao tâm khổ trí trong văn phòng.
Bố mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc và hiểu con mình hơn.
|
Tôi đã từng gặp nhiều ông bố
bận rộn vô cùng. Một anh làm phó chánh văn phòng của một tập đoàn tại
Hà Nội, 10h đêm mới về đến nhà, sớm nhất cũng 9h. Cả 5 ngày trong tuần
đều như vậy. Hai ngày cuối tuần nếu không đi đâu thì ở nhà nằm ngủ từ
rạng sáng hôm trước đến 5, 6h chiều hôm sau mới dậy, chẳng làm gì,
chẳng đưa con đi đâu, chẳng chuyện trò với vợ con hoặc bố mẹ gì cả.
Một anh khác chỉ là nhân viên có đá trong đá ngoài tý thôi mà ngày nào cũng 10, 11h đêm mới mệt mỏi xơ xác lê về nhà.
Ông
nội, ông ngoại, bố trẻ, bố già, tới các chàng thanh niên măng tơ đều
tự hào tuyên bố: Tôi là đàn ông, tôi lo việc lớn, lo kinh tế!
Nhưng
tại sao lại chỉ là kinh tế? Tại sao việc lớn lại chỉ là kiếm tiền? Có
phải việc làm cho gia đình hạnh phúc và dạy dỗ con cái là chuyện nhỏ?
Có
lẽ tâm thế này có từ thời nguyên thủy, sứ mệnh cuả người đàn ông là
săn bắn cho được thật nhiều con mồi mang về cho vợ con khỏi bị đói. Cól
ẽ những ngày nghèo khó chưa thoát hết khỏi đầu các bậc cha mẹ. Ba mẹ
vẫn tâm niệm rằng nhiệm vụ cao cả nhất của mình là kiếm cho con ăn, còn
tự khắc con sẽ lớn, sẽ khôn, sẽ ngoan, sẽ sống như ước mơ của bố mẹ.
Nhưng bầu không khí quanh con bây giờ có biết bao nhiêu là nguy cơ,
những nguy cơ mà bố mẹ chẳng có mấy kinh nghiệm: game online, thuốc
lắc, HIV, cứu net,… đến những con My Sói ngọt ngào trên mạng…
Khó như vậy, tại sao lại coi việc dạy con là việc nhỏ, chỉ giao cho mẹ, hoặc thậm chí chẳng giao cho ai?
Có phải ta đang đầu tư sai?
Tôi
vừa dẫn một nhóm sinh viên sang Thái Lan giao lưu, chúng tôi được bố
của một thành viên đoàn nước sở tại tiếp đón rất đặc biệt. Ông là giám
đốc một ngân hàng, chắc chắn cũng rất là bận rộn, mỗi ngày của ông hẳn
là cũng xếp kín lịch và làm ra rất nhiều tiền. Nghe tin cô bạn trong
tầm ngắm của con trai tới chơi, ông xin nghỉ phép hẳn 2 ngày, thân
chinh lái xe chở con và nhóm bạn của con đi chơi.
Hai
ngày, ông vừa lái xe, đặt chỗ nhà hàng, ăn cùng, chơi cùng, nói chuyện
cùng, và buổi cuối, còn nhậu cùng và rồi hát karaoke cùng cô bạn gái
mà con trai ông đang đem lòng yêu. Tôi nhìn thấy ông nói chuyện, lái xe
rất vui vẻ, và cũng không bỏ sót cử chỉ, câu nói nào của cô bé ấy.
Với
con mắt của một người bố, một người đàn ông đã có gia đình, hẳn ông sẽ
nhìn thấu tính cách, trình độ, cách cư xử và phông nền văn hóa của cô
bé, tinh tường hơn cậu con trai đang “cảm nắng”. Và tôi nghĩ, cô bé có
trở thành vợ tương lai cuả con ông hay không, hoàn toàn ông có thể can
thiệp được. Một khi đã thân thiết với con trai như thế, một khi đã đầu
tư thời gian cho con nhiều như thế, một khi đã đánh giá cô gái kỹ như
thế, thì hẳn mỗi lời góp ý của ông với con trai hẳn sẽ thật tâm phục
khẩu phục.
Là một giám đốc ngân hàng, tôi nghĩ cú này Ông đã đầu tư đúng.
Hai
ngày nghỉ phép để làm bạn với bạn gái của con, làm ông có thể tránh
được nhiều ngày cãi cọ với con trai về chuyện cưới hay không cưới,
nhiều năm đau khổ dằn vặt nếu con chọn sai bạn đời.
Giáo
sư Ngô Bảo Châu cũng đã từng kể ở Pháp nơi anh đang sống, những bạn bè
thường giao lưu nhất, thân thiết nhất của gia đình, hóa ra là toàn là
bố mẹ của bạn bè con anh.
Tôi tin rằng những
ông bố bà mẹ làm bạn được với con, làm bạn được với bạn bè con, làm bạn
được với cả bố mẹ cuả bạn bè con, sẽ chẳng phải bỏ việc đi tìm con
trong các tiệm game, chẳng phải bỏ tiền thuê thám tử theo dõi hoặc đăng
báo gọi con về nhà.
Bởi vì, có thể nói Game
online có sức hút không thua gì ma túy. Ví như game T. kinh phí đầu tư
lên tới 65 triệu đôla, ê kíp thực hiện gồm những kiến trúc sư tài ba
nhất Hàn Quốc, những họa sỹ giỏi nhất, những nhà soạn nhạc hàng đầu
quốc gia… đi kèm với chiến lược kinh doanh siêu đẳng… Liệu cây roi thô
kệch của ông bố già chậm chạp có chống chọi được với sức hút của game
online?
Một giám đốc trung tâm kỹ năng sống
đã từng mở lớp cai nghiện game online từng nói: “Thành thật thì, với
những em đã nghiện game online thực sự, chúng tôi chưa chữa được”. Cuối
cùng, cách duy nhất để phòng chống con mình nghiện game online, có lẽ
là sao cho con nghiện mình trước khi nghiện game, có nghĩa là phải
chinh phục con từ hồi con còn bế ngửa.
Như
một bạn đã nói: “Thay vì dành 10 giờ làm việc kiếm tiền mỗi ngày, ta
chỉ làm 8 giờ, còn 2 giờ để đầu tư làm bạn với con!” Như thế mới hi
vọng mai này không bị lỗ trắng tay!
Theo Gia Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét